Bạn đang băn khoăn chưa biết nên mua Laptop hãng nào tốt nhất và bền nhất hiện nay? Bạn muốn một chiếc laptop bền với mức giá phải chăng để phục vụ cho mục đích sử dụng của mình? Đâu là những laptop được xứng danh bền và tốt nhất trong năm 2019? Xuyên suốt bài viết này sẽ là những kinh nghiệm đã được tích lũy từ quá trình sử dụng sản phẩm nên bạn hãy đọc kỹ từng tiêu chí sau đây nhé!

Chú ý bài viết mang nặng tính kỹ thuật nên sẽ rất dài, bạn hãy Follow theo mục lục bên dưới nhé! Bài viết có thể có nhiều ý chưa đủ, nên rất cần bạn góp ý với chúng tôi bằng cách Comment tại đây

Laptop có vai trò gì?

Laptop (hay còn gọi là máy tính xách tay) là một loại máy tính cá nhân có thiết kế nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ để có thể mang theo bên mình.

Đang xem: Hãng laptop nào tốt nhất hiện nay

Sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật mang đến nhiều thiết bị công nghệ thông minh và có ứng dụng và di động cao như smartphone, smartwatch, tablet,… Tuy nhiên, dù thế thì vị trí của Laptop xách tay vẫn không thể thay thế được trong đời sống con người. Laptop có cấu hình hơn hẳn một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng nhưng lại nhỏ gọn hơn một bộ máy tính cây nặng cồng kềnh.

Laptop là một thiết bị, công cụ tuyệt vời để mọi người phục vụ nhu cầu học lập, làm việc cũng như giải trí hằng ngày. Những chức năng mà nó cung cấp là phát minh tuyệt vời của con người mà bạn nên khám phá.

back to menu ↑

Thông số kỹ thuật bạn cần nắm rõ

Để có thể chọn được một chiếc laptop bền, đáp ứng yêu cầu của người dùng thì trước hết bạn cần nắm được một vài thông số cơ bản như CPU, VGA, RAM, ổ cứng,… Đối với các bạn không chuyên thì sẽ hơi khó để nhớ những khái niệm này nhưng chúng tôi sẽ giải thích một cách dễ hiểu như sau:

CPU – Bộ xử lý

CPU là cụm từ viết tắt của Central Processing Unit: Đây là bộ xử lý trung tâm mà đóng vai trò cực kỳ quan trọng của một chiếc máy tính. CPU được ví như bộ não của máy tính; những thông tin dữ liệu sẽ được tính toán một cách khoa học và logic nhất tại CPU, sau đó CPU đưa lệnh điều khiển toàn bộ hoạt động của laptop.

*

CPU – Bộ xử lý trung tâm

Trung tâm CPU còn được chia ra làm hai khối khác nhau:

Khối điều khiển (CU – Control Unit): Khối này có khả năng biên dịch các thao tác của người dùng sang ngôn ngữ máy để điều khiển quá trình hoạt động của máy.Khối tính toán (ALU – Arithmetic Logic Unit): Khối này có khả năng đưa ra các kết quả tính toán chính xác nhất.

Thông số quan trọng nhất của CPU là tốc độ xử lý hay tốc độ xung nhịp. Với cùng một dòng chip, chip nào có xung nhịp cao hơn thì tốc độ xử lý hay hiệu suất làm việc của chip đó sẽ tốt hơn. Ví dụ, laptop có cùng một dòng chip core i5 thì chip nào có xung nhịp cao hơn sẽ mang lại hiệu suất làm việc tốt hơn. Trường hợp với hai dòng chip khác nhau thì bạn chưa thể so sánh ngay được vì khi đó cần đánh giá thêm các thông số khác như RAM, CARD, ổ cứng,…

Trên thị trường hiện nay có Intel và AMD là 2 nhà cung cấp CPU lớn nhất và được nhiều thương hiệu lớn lựa chọn lắp ráp cho sản phẩm của mình như Apple, Dell, Asus, HP,…

 Tham khảo: Tư vấn nên mua chuột không dây nào tốt và giá rẻ nhất hiện nay 2022

RAM và ý nghĩa của RAM

Ram là cụm từ viết tắt của Random Access Memory, đây là một bộ truy xuất ngẫu nhiên. Khi bạn mở bất kỳ phần mềm nào trên laptop thì tất cả dữ liệu sẽ được truyền tải từ ổ cứng lên RAM và CPU sau đó mới xuất ngược lại để lưu trữ trên RAM.

Xem thêm: Zalo Tự động Kết Bạn Khi Thêm Số điện Thoại Mới, đây Là Cách Tắt Tính

RAM được chia thành hai loại:

RAM tĩnh (được gọi là SRAM): có chức năng lưu trữ dữ liệu với mục đích khởi động laptop và dữ liệu nằm trong RAM tĩnh sẽ không mất đi được.RAM động (được gọi là DRAM): dữ liệu lưu lại DRAM vẫn sẽ bị mất đi và bạn phải nạp lại theo chu kỳ. Hiện nay, DDR3, DDR3L, DDR4 là các loại RAM được ưa chuộng nhất hiện nay.

Có 2 thông số quan trọng của RAM mà bạn cần phải cân nhắc:

BUS: đây là độ của kênh, là đường truyền tín hiệu từ bộ phận này sang bộ phận khác, BUS càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh, một số BUS phổ biến như: 1600 MHz, 2133 MHz, 2400 MHz.Dung lượng của RAM: Không gian lưu trữ lớn sẽ giúp laptop chạy được nhiều ứng dụng cùng lúc một cách mượt mà hơn. Mức dung lượng phổ biến thường thấy là: 2GB, 4GB, 6GB, 8GB và 16GB.

*

Ram của máy tính có nhiều mức dung lượng khác nhau

Có 2 loại card đồ họa cơ bản bạn cần lưu ý:

Card Onboard: Card này được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ của laptop để thực hiện các tác vụ xử lý hình ảnh.Card rời: Có nhiệm vụ xử lý thông tin như Card Onboard nhưng lại rời và hoạt động riêng lẻ hơn, do đó sẽ cho hình ảnh đồ họa sắc nét hơn nhiều.

Xem thêm: Phần Mềm Android Cho Máy Tính, Top ứng Dụng Giả Lập Android Trên Pc

Hiện nay, Nvidia và ADM là hai hãng sản xuất card đồ họa danh tiếng và được sử dụng phổ biến tại thị trường Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Có thể kể đến một số cái tên như: GT740M, GT650M, NVIDIA Geforce GT700M series, NVIDIA Geforce GT800M series. Ở thị trường Việt Nam thì Nvidia được sử dụng phổ biến hơn cả.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *